logo
cn
vi
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Hợp tác quốc tế
  • ÖSD
  • Cổng sinh viên
  • Album ảnh
  • Liên hệ

    Giới thiệu

  • Lịch sử hình thành và phát triển
  • Chiến lược và mục tiêu
  • Cơ cấu tổ chức
  • Đội ngũ cán bộ, giảng viên
  • Đối tác
  • Đào tạo

  • Thông báo chung
  • Chương trình đào tạo
  • Kiểm tra, đánh giá
  • Khối Chính quy
    • + Kế hoạch giảng dạy
    • + Lịch thi & Điểm thi
    • + Thông báo
  • Khối Ngoại ngữ 2
    • + Kế hoạch giảng dạy
    • + Lịch thi & Điểm thi
    • + Thông báo
  • Khoá học ngắn hạn
    • + Quy định chung
    • + Lịch khai giảng
    • + Thông báo

    ÖSD

  • Thông tin chung
  • Quy chế thi
  • Lịch thi & Điểm thi
  • Thông báo
  • Tài nguyên

  • Thủ tục, mẫu đơn, quyết định
  • Tài nguyên học tập
  • Nghiên cứu khoa học

    Hợp tác quốc tế

    Cổng sinh viên

    Nhịp sống Khoa Tiếng Đức

    Cổng thông tin đào tạo

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA KHOA TIẾNG ĐỨC

 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.         Chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học

1.1  Chức năng, nhiệm vụ

Khoa Tiếng Đức có chức năng chính là đào tạo tiếng Đức trình độ cử nhân; biên soạn chương trình, giáo trình để phục vụ việc dạy và học tiếng Đức. Nhiệm vụ cụ thể của Khoa bao gồm:

- Đào tạo cử nhân tiếng Đức hệ chính quy;

- Giảng dạy tiếng Đức là ngoại ngữ 2 cho sinh viên trường ĐH Hà Nội;

- Đào tạo tiếng Đức trình độ A1-C1 cho các đối tượng có nhu cầu (học sinh, sinh viên, NCS v.v.);

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Bộ Giáo dục & Đào tạo (phát triển chương trình đào tạo, xây dựng ngân hàng đề thi  tốt nghiệp THPT v.v.)

1.2  Mục tiêu phát triển đào tạo

Khoa tiếng Đức phấn đấu giữ vững vị trí là  đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu của cả nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Ngữ văn Đức chất lượng cao, cung cấp cho thị trường lao động Cử nhân Ngôn ngữ Đức với những giá trị cốt lõi sau:

-          Kiến thức nền tảng và chuyên môn vững chắc;

-          Kỹ năng ngoại ngữ và nghề nghiệp thành thạo,

-          Tư duy, năng động, độc lập, sáng tạo;

-          Tinh thần trách nhiệm và khả năng hội nhập cao.

 

1.3  Giải pháp thực hiện

Để thực hiện được mục tiêu chiến lược trên, giai đoạn 2015-2025 Khoa tiếng Đức cần triển khai các nhiệm vụ sau:

-          Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng Chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Đức, trong đó cần chú trọng phát triển chương trình đào tạo theo 2 định hướng nghề (Biên – Phiên dịch Đức – Việt,  Phương pháp giảng dạy tiếng Đức) để chuẩn bị tốt kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên;

-          Duy trì và mở rộng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước  trong việc phát triển Chương trình đào tạo và tài liệu giảng dạy;

-          Hợp tác với các trường Đại học nước ngoài để tăng cơ hội trao đổi chuyên môn của giảng viên và cơ hội phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa của sinh viên;

-          Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm của cán bộ giảng viên;

-          Từng bước nâng cao trình độ của giảng viên ở bậc cao hơn, phấn đấu đến năm 2025 có thêm 03 giảng viên đạt trình độ tiến sỹ;

-          Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý;

-          Tăng cường hợp tác doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội thực tập và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên khi tốt nghiệp.

 

2.         Chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học

2.1  Mục tiêu phát triển nghiên cứu khoa học

-          Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội;

-          Nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

-          Triển khai những đề tài nghiên cứu phục vụ việc cải tiến chất lượng đào tạo của Khoa.

 

2.2   Định hướng nghiên cứu khoa học

-          Nghiên cứu đối chiếu so sánh cặp ngôn ngữ Đức – Việt;

-          Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ văn bản khoa học Đức;

-          Phân tích lỗi thực hành tiếng của người học tiếng Đức Việt Nam;

-          Phân tích lỗi trong văn bản dịch của sinh viên;

-          Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Đức.

 

2.3  Giải pháp thực hiện

-          Áp dụng các biện pháp khuyến khích về vật chất và tinh thần cho các giảng viên tham gia NCKH;

-          Khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ giảng viên theo định kỳ 2-3 năm/lần để có cơ sở cho việc lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhân lực của từng năm học/giai đoạn;

-          Tổ chức các khóa tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực NCKH của giảng viên;

-          Triển khai tốt Chương trình hợp tác với trường ĐHTH Giessen, Đức (chương trình GIP) nhằm nâng cao năng lực NCKH của giảng viên và sinh viên;

-          Khuyến khích, tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu và tham gia các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

 

    Xem thêm cũ hơn:
  • 1

Liên kết nhanh

  • Khoa Đào tạo Đại cương
  • Khoa Quản trị Kinh doanh-Du lịch
  • Khoa Công nghệ Thông tin
  • Khoa tiếng Anh
  • Khoa tiếng Nhật
  • Khoa tiếng Trung
  • Khoa tiếng Pháp
  • Khoa tiếng Nga
  • Khoa tiếng Đức
  • Khoa tiếng Hàn
  • Khoa tiếng Italia
  • Khoa tiếng Bồ Đào Nha
  • Khoa tiếng Tây Ban Nha
  • Trung tâm Đào tạo Từ xa
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Đào tạo Tại chức
  • Khoa Đào tạo Sau đại học
  • Trung tâm Tư vấn Sinh viên
  • Trung tâm NN và VH Thái Lan
  • Trung tâm Giáo dục Quốc tế
  • Khoa Quốc tế học
  • Trung tâm Ngôn ngữ, Văn hóa Italia và Phát triển hợp tác
  • Đào tạo

    • Khối chính quy
    • Khối ngoại ngữ 2
    • ÖSD

    Nghiên cứu khoa học

    • Thông tin khoa học
    • Hoạt động khoa học sinh viên
    • Hoạt động khoa học giáo viên

    Liên hệ

    • Bản đồ Online
    • Liên hệ qua Website
  • Tài nguyên

      Các mẫu đơn từ
    • Tài nguyên học tập

    Sinh viên

    • Tin hoạt động
    • Học bổng
    • Thông tin tuyển dụng
    • Cựu sinh viên

    F&A

    • Hỏi đáp
    • Tìm kiếm hỏi đáp
    logo

    Địa chỉ: P.519, 521 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội, Km9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: (+84-24) 35.530.474     Fax: (+84-24) 3.8544.550

    Email: german@hanu.edu.vn

    FB YT TW GG RSS